Kinh nghiệm thiết kế hệ thống tưới tiết kiệm cho cây ăn quả
Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu liên tục biến đổi, thậm chí biến đổi khá phức tạp trong những năm gần đây. Trước đây miền Bắc phân định rõ rệt bốn mùa nhưng nay ranh giới này đã dần bị xoá nhoà khi mà mùa đông không quá lạnh và mùa hè thì rất rất nóng.
Đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, người dân không chỉ phải đối mặt với mùa khô gay gắt, sự xâm nhập mặn ngày càng diễn ra khốc liệt đã làm thiệt hại đến nền kinh tế của khu vực, làm thiệt hại hàng nghìn hecta đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Có thể nói, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đã và đang uy hiếp đến nền sản xuất nông nghiệp của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này trong tương lai sẽ không còn mùa nước nổi; việc trữ nước ngọt vào ao hồ hay việc tưới nước tiết kiệm sẽ là bài toán đặt ra đối với chính quyền và người dân trong vùng.
Để tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp, bà con có thể tính toán đơn giản để có thể làm được hệ thống tưới tiết kiệm trên mảnh vườn của mình.
Tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa cục bộ là hai phương pháp tưới tiết kiệm nước được áp dụng cách đây trên 60 năm tại Israel, một đất nước mà phần lớn diện tích là sa mạc khô hạn. Nhờ hai phương pháp tưới này mà Israel đã trở thành nước có nền nông nghiệp tiên tiến, bền vững nhất trên thế giới.
Ưu điểm của tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa cục bộ:
- Tưới tiết kiệm nước tối đa, giảm lượng nước tưới từ 40% – 60% so với phương pháp tưới khác.
- Tưới được nhiều cây trồng cùng lúc, lượng nước tưới vừa đủ nhu cầu của cây.
- Áp lực dùng để tưới nước thấp, giảm năng lượng dùng để tưới.
- Tưới được phân bón cho mỗi lần tưới nước. Tiết kiệm phân bón vì nồng độ phân bón thấp, không bốc hơi, thỏa mãn yêu cầu dinh dưỡng. Diệt được tuyến trùng hại rễ.
- Giảm cỏ dại, hạn chế sâu bệnh lây lan hại cây trồng.
- Có thể tưới được nước mặn dưới 3 phần ngàn.
Nhược điểm:
- Đầu tư cho hệ thống tưới cao hơn so với các phương pháp khác.
- Dễ bị tắc nghẽn đường ống nếu nước không được xử lý tốt, không thường xuyên xúc rửa ống lọc, cục lọc.
Để thiết lập một trong những hệ thống này, bà con cần tính toán theo các bước sau:
Xác định cây trồng và diện tích cây trồng là việc rất cần thiết để có được thông số đầu tiên để tính lượng nước cần cung ứng, từ đó có phương án chọn bơm, chọn ống, chọn vòi tưới và lượng nước nguồn hoặc lượng nước mà ao hồ cần dự trữ.
Bạn cũng cần phải biết thêm về cấu trúc đất, khoảng cách cây trồng, giả định lượng nước cần cung cấp cho một cây, độ chua (pH), độ mặn độ đục của nước để xử lý.
Từ các thông số trên bạn có thể lựa chọn bơm có công suất phù hợp, chọn loại vòi tưới phù hợp với áp suất nguồn nước. Nếu đường ống tải nước phải đi qua nhiều địa hình, qua ống lọc gây tổn thất nước lớn thì khi chọn bơm bạn cần cộng cả phần tổn thất này để tính công suất bơm phù hợp.
Về việc chọn vòi, hiện trên thị trường có rất nhiều vòi tưới tiết kiệm nước. Ban có thể chọn những vòi có núm điều chỉnh để dễ sử dụng hơn. Thông thường vòi tưới có lưu lượng 2l, 4l, 6l, 8l…
Ống dẫn nước cũng vậy, trên thị trường có đủ chủng loại ống từ ∅6 mm đến ∅160 mm, ống làm bằng chất liệu PVC hoặc HDPE. Nên chọn ống PVC dễ nối dễ kiếm phụ kiện hơn.
Nên chọn ống có kích thước đường kính trên 150mm, có độ bền sử dụng từ 15 năm đến 20 năm nếu ống phải chôn sâu dưới đất.
Nên chọn ống có kích thước đường kính trên 150mm, có độ bền sử dụng từ 15 năm đến 20 năm nếu ống phải chôn sâu dưới đất.
a) Đường kính ống chính nên chọn bằng đầu ra của bơm.
b) Đường kính ống nhánh thường nhỏ hơn đường ống chính từ 1 cấp đến 3 cấp (tùy theo địa hình cây trồng và lượng nước tưới).
c) Đường ống phụ thường nhỏ hơn đường ống nhánh 1 đến 3 cấp.
d) Ống dẫn vòi bằng đường kính của vòi.
b) Đường kính ống nhánh thường nhỏ hơn đường ống chính từ 1 cấp đến 3 cấp (tùy theo địa hình cây trồng và lượng nước tưới).
c) Đường ống phụ thường nhỏ hơn đường ống nhánh 1 đến 3 cấp.
d) Ống dẫn vòi bằng đường kính của vòi.
Nên chọn các ống màu đen hoặc xám để tránh hiện tượng đóng rong trong lòng ống do tác dụng của ánh mặt trời, làm tắc nghẽ đường ống.
Xem thêm: Phân tích 2 phương pháp tưới tự động có giữ áp
Xem thêm: Phân tích 2 phương pháp tưới tự động có giữ áp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét