Làm chuồng heo cần phải phù hợp với từng loại, từng lứa, đảm bảo thoáng khí, ít bụi, sạch bệnh, tỉ lệ khí độc ở mức thấp nhất. Thực tế cho thấy năng suất sẽ giảm từ 15 - 30% nếu thiết kế chuồng trại chăn nuôi không đúng kỹ thuật. Do đó để bà con chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất. Hùng Đồng xin giới thiệu cách xây dựng chuồng heo nái đẻ đơn giản nhưng mang lại kinh tế cao. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Tư vấn cách xây chuồng heo nái đẻ thông minh, hiện đại
Một nguyên tắc bất di bất dịch cho các chủ trang trại nuôi heo khi làm chuồng đó là phải phân chia và thiết kế các khu nuôi heo khác nhau. không nuôi chung nếu không cùng lứa. Bao gồm:
- Khu nuôi heo đực giống
- Khu nuôi heo sinh sản
- Khu nuôi heo con cai sữa
- Khu nuôi heo nái chờ phối và chăm sóc giai đoạn chửa
- Khu nuôi heo thịt
Trong đó chuồng nuôi heo nái cần phải thiết kế hợp lý, khoa học để thuận tiện cho khâu chăm sóc, nuôi dưỡng. Từ đó cung cấp sản lượng thương phẩm tốt nhất, chất lượng nhất cho thị trường. Giảm hao hụt khi chăn nuôi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuồng heo nái đẻ
Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố đầu tiên tác động đến quá trình tích lũy protein trong cơ thể của heo. Nếu trời quá lạnh, đàn heo sẽ giảm hô hấp. Trời quá nóng sẽ giảm ăn. Do đó nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi nên duy trì ở mức 15 - 26,7 ℃
Ẩm độ
Ẩm độ là yếu tố tác động trực tiếp đến cơ thể, quá trình phát triển của cả đàn heo. Ẩm độ quá cao làm hạn chế độ bốc hơi trên da, ảnh hưởng đến hô hấp, lao hao tổn nhiệt. Ẩm độ quá thấp sẽ tiêu hao lượng nước khiến cho quá trình trao đổi chất khó khăn, heo chậm lớn.
Ẩm độ thích hợp từ 70 - 80%
Độ thoáng khí
Độ thoáng khí trong chuồng heo là yếu tố tác động đến sự khuếch tán nhiệt độ trong chuồng nuôi và nhiệt độ trên da heo. Độ thoáng khí tốt có nghĩa là các khí độc như amoniac, sunfua hidro, amino acid đều ở mức thấp.
Mùa hè (m3/giờ) | Mùa đông (m3/giờ) | |
Lợn con | 272 | 34 |
Hướng làm chuồng heo tốt nhất
Làm chuồng heo nên xây theo hướng đông nam hoặc hướng nam. Hướng này đón ánh nắng buổi sáng giúp chuồng luôn khô ráo, thoáng mát, diệt khuẩn, tái tạo vitamin D trên da tốt cho quá trình trao đổi chất, tái tạo xương. Tăng cường độ hô hấp và tuần hoàn máu, kích thích tuyến yên làm tăng hormon sinh dục ở heo nái.
Hướng đông nam mát về mùa hè, ấm về mùa đông tương thích với nhu cầu phát triển của đàn heo.
Vị trí xây chuồng heo
Vị trí làm chuồng phải phù hợp với quy mô, quy hoạch của địa phương, đúng với quy trình chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, cơ giới hóa.
Nguyên tắc chung khi lựa chọn vị trí làm chuồng nuôi heo như sau:
- Chọn chuồng ở khu đất cao ráo, dễ thoát nước, yên tĩnh nhưng vẫn nằm trong quy hoạch chung của xã phường.
- Khu vực xây chuồng hiện tại nên xem xét đến khả năng mở rộng quy mô sau này.
- Thiết kế chuồng phải cách tối thiểu: đường quốc lộ từ 0,5 - 1kg, khu dân cư 3km, đường tàu hỏa 100m, khu công nghiệp 100m
- Chọn nơi gần nguồn cung ứng thức ăn, vật tư, giống, nguồn nước, nguồn điện vùng tiêu thụ.
- Không chọn địa điểm cạnh chuồng nuôi của các con vật khác để tránh lây lan bệnh. Khoảng cách tối thiểu 1km.
Quy hoạch vị trí làm chuồng heo
Vị trí xây chuồng sẽ bao gồm các nhóm công trình liên quan:
- Khu xây hầm chứa chất thải, hầm bioga
- Khu chế biến thức ăn chăn nuôi heo
- Chuồng cách ly, trạm thú ý
- Khu cấp nước cho đàn heo nuôi nhốt
- Khu chuồng nuôi heo.Trong đó, khu chuồng nuôi heo thịt sẽ cách xa các công trình phụ với khoảng cách tối thiểu: trạm thú y 500m, khu lợn cách ly 200m, bãi chôn gia súc bị bệnh 400m.
Thiết kế chuồng heo nái đẻ
Diện tích chuồng nuôi heo nái phải dựa vào tổng số con trong đàn, mật độ nuôi.
- Lợn nái từ 10 - 40kg: nuôi với mật độ từ 0,3 - 0,4m2/con
- Lợn nái từ 40 - 110kg/con: 0,5 - 0,6m2/con.
Độ cao vách chuồng
Nuôi heo theo quy mô tập trung cần đảm bảo chuồng nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ. Do đó nên làm vách chuồng theo hướng mở, xây bằng gạch có trát xi măng mịn với độ cao khoảng 0,8m. Phần trên để hở ra, có thể dùng lưới thép B40 quây lại để đảm bảo an toàn. Mùa đông hoặc khi thời tiết mưa gió thì dùng rèm che lại.
Nếu xây theo kiểu kín các vách thì trong chuồng phải có hệ thống quạt thông gió làm giảm mùi khí độc, amoniac, cung cấp không khí sạch cho đàn lợn.
Vách ngăn cách giữa các chuồng với nhau nên sử dụng song sắt đường kính to B14 có chiều cao từ 0,8 - 1m sao cho heo không thể nhảy từ ô này sang ô khác.
Ngoài ra cũng có thể xây tường gạch để làm vách ngăn giữa các chuồng. Tuy nhiên tường gạch phải được trét xi măng mịn để tránh làm xây xát khi lợn cọ vào. Vách vách ngăn bằng gạch, có thể xây cao 1 - 1,2m.
Nền chuồng nuôi heo nái
Nền chuồng nuôi heo cao hơn so với mặt đất khoảng 30 - 35cm, tráng xi măng mịn với độ dày lớp cát và xi măng từ 10cm. Độ dốc khoảng 1 - 3% về phía cống thoát nước thải, chất thải để thuận tiện cho khâu vệ sinh, chăm sóc. Đồng thời giúp chuồng luôn khô ráo, thoáng mát.
Hiện nay, một số trang trại nuôi heo còn làm nền bằng sàn bê tông cốt thép. Hoặc hàn song sắt có đường kính 10mm với khoảng cách giữa các khe hở là 1cm. Phần nền phía dưới vẫn được láng bằng xi măng mịn, độ dốc từ 7 - 10 độ.
Ưu điểm của kiểu nền chuồng này là luôn giữ được chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ, hạn chế dịch bệnh lây lan. Nhưng lại tốn kém chi phí.
Hiện nay tình hình dịch bệnh ở heo đang lây lan và diễn biến phức tạp, chưa có biện pháp phòng trừ triệt để. Do đó, để hạn chế tối đa mầm bệnh tấn công, trước khi đi vào nuôi heo bà con cần quan tâm đến khâu chuẩn bị và xây dựng chuồng trại. Áp dụng mẫu chuồng nuôi heo thông minh, chuyên nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng khép kín, an toàn sinh học nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro.
Nếu bà con cần được tư vấn cụ thể về chăn nuôi heo cũng như mua các thiết bị chăn nuôi heo. Hãy liên hệ với Công ty TNHH Hùng Đồng để được hỗ trợ tận tình nhất nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét