Có thể nói vân gỗ là thứ giá trị nhất của một miếng gỗ khi gia công ra. Chúng là thứ quyết định gá trị cuối cùng của sản phẩm nội thất gỗ nhất là những sản phẩm có tiết diện lớn như panel cửa gỗ, mặt bàn, mặt cánh tủ áo, tủ bếp…Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn, việc sở hữu 1 món đồ nội thất có vân đẹp, họa tiết mang nhiều ý nghĩa tiền tài may mắn thì càng làm cho giá trị của chúng tăng lên gấp bội. Tuy vậy, không phải ai cũng rành rọc về chúng, may chăng chỉ có những người trong nghề mới biết. Tiện đây, Công ty đồ gỗ Song Thắng xin giới thiệu 1 cách chi tiết nhất.
Vân gỗ là gì
Vân gỗ là đường nét của những thớ gỗ hay dác gỗ hình thành nên. Đây là một quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa học rất phức tạp. Do thành phần các chất hữu cơ tích tụ rất nhiều trong gỗ lõi, các tế bào ở đây được cho là không còn đảm nhiệm chức năng dẫn nước và muối khoáng nữa mà trở thành vân. Ở trong lõi gỗ, chúng có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đặc trưng của chúng do khí hậu, chất đất, thời gian không tham gia quá trình vận chuyển chất hữu cơ, tuổi thọ của cây khi khai thác mà hình thành nên hình thù và màu sắc khác nhau. Điều này không thay đổi khi ta chế biến thành các sản phẩm nội thất gỗ. Vân của gỗ chỉ mất đi khi ta sơn phủ màu theo ý thích. Việc sơn phủ vô tình che đi những hình thù vân đẹp mắt. Do đó, ngày nay đa số chúng ta đều thích cách sơn PU tự nhiên nhất.
Đặc điểm của vân gỗ
Để dễ hình dung ta cắt một khúc gỗ theo chiều ngang. Trên mặt cắt ngang lõi gỗ ta dễ dàng nhìn thấy các vòng có màu sẫm hơn so với gỗ dác. Ở một vài loài, thường xuất hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng tức là chỉ có một màu duy nhất. Điều này thường thấy ở các loại gỗ thân xốp hoặc gỗ chưa đến tuổi. Không có mối quan hệ nào giữa tăng trưởng đường kính thân cây và thể tích gỗ dác, gỗ lõi. Có loại không hình thành gỗ lõi, có loại gỗ lõi hình thành từ rất sớm, khiến bề dày của gỗ dác rất mỏng.
Xét theo mặt cắt dọc, vân gỗ có hình dạng thon dài thay vì là những vòng tròn đồng tâm như hình trên. Độ lõm, lượn thì lại thay đổi theo chiều cắt khi chế biến, tùy thuộc vào độ cong hay thẳng của từng cây gỗ khi khai thác. Chính vì vậy, không thể nào cùng một loại gỗ mà lại có vân giống nhau. Vân gỗ cây lá kim đơn giản, cây lá rộng phức tạp và là loại cây có vân gỗ đẹp (lát hoa có vân gợn mây, lát chun có vân như ánh vỏ trai). Gỗ có vân đẹp được dùng làm đồ mỹ nghệ, bàn ghế, cửa gỗ…Màu sắc của vân gỗ còn thay đổi theo tình trạng sâu nấm và mức độ ảnh hưởng của mưa gió. Ở Việt Nam, ngoài các loại gỗ quý như trắc, sưa đã cạn kiệt thì có các loại gỗ được xếp vào đệ nhất vân như gỗ gõ đỏ và gỗ hương là còn nguyên liệu để chúng ta đóng nội thất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét