Tại Mỹ, cứ 5 vụ tai nạn giữa ô tô và xe đạp thì có ít nhất 1 vụ liên quan đến việc mở cửa đột ngột của tài xế ô tô. Điều này cũng tương tự như ở Việt Nam khi số lượng ô tô và xe máy ngày một tăng, gióng lên một hồi chuông cảnh báo về việc nên thay đổi trong hành vi tưởng chừng như đơn giản này.
Đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra liên quan đến sự bất cẩn trong việc mở cửa xe ô tô của tài xế. Sự việc này đã và đang dậy sóng dư luận trong thời gia vừa qua. Vậy lái xe nên làm gì?
Đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra liên quan đến sự bất cẩn trong việc mở cửa xe ô tô của tài xế. Sự việc này đã và đang dậy sóng dư luận trong thời gia vừa qua. Vậy lái xe nên làm gì?
Những lưu ý mở cửa xe ô tô để phòng tránh tai nạn giao thông
Hiện tại, rất nhiều người trong chúng ta, cả tài xế lẫn hành khách dùng cánh tay ngay cạnh cửa để mở cửa, thói quen này vô hình chung khiến ta quên mất việc quan sát bên ngoài hay “liếc qua” gương chiếu hậu nhằm kiểm tra các điểm mù, do đó rất dễ gây ra các vụ va chạm không mong muốn vì không được xử lý kịp thời.
Không chỉ vậy, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ nếu mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn thì sẽ bị xử phạt từ 300.000 – 400.000 đồng. Còn nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước bằng lái từ 2 đến 4 tháng. Nhưng những va chạm này sẽ được hạn chế đáng kể nếu các bác tài lẫn hành khách trên xe vận dụng nguyên lý mở cửa “Dutch Reach” của người Hà Lan.
Nguyên lý này được lý giải đơn giản như sau: “Dù ngồi ở bất kì vị trí nào trên xe, dù là xe có vô-lăng bên trái hay bên phải, bạn hãy dùng cánh tay ở phía xa cánh cửa để thực hiện thao tác mở”. Sự thay đổi tư thế trong thao tác này sẽ khiến cơ thể có xu hướng xoay về phía sau, vì vậy luôn có thể chủ động quan sát không gian quanh xe, hoặc nhìn vào gương chiếu hậu và phát hiện ra các chướng ngại vật có thể xuất hiện tại các điểm mù. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản được huấn luyện cho các bác tài tại Hà Lan, thậm chí họ còn hạ cửa kính và mở cửa từ tay nắm bên ngoài nhằm hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro.
Ngoài ra, khi dừng đỗ xe người lái cũng nên chủ động nhắc nhở các hành khách chú ý việc mở cửa xe, tốt hơn cả người lái có nên chủ động xuống xe và mở cửa cho các hành khách lớn tuổi hay người chưa quen với việc đi xe ô tô. Nhất là đối tượng trẻ nhỏ hiếu động thì cần chú ý sử dụng khóa cửa trẻ em ở cửa sau phía bên lái xe. Như vậy sẽ giúp hành khách lẫn người bên ngoài luôn được an toàn, phòng tránh các tai nạn không đáng tiếc.
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện 2 bánh cũng không thể chủ quan khi đi cạnh những chiếc ô tô đỗ bên đường, nhất là các đoạn đường hẹp nhằm xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ. Hình ảnh minh họa bên dưới cho thấy phần màu đỏ là “nơi nguy hiểm trong khi vùng màu vàng sẽ là an toàn hơn. Người điều khiển phương tiện 2 bánh nên chủ động giữ khoảng cách an toàn so với “vùng mở cửa” của ô tô, khoảng 1 mét tính từ thân xe, đồng thời giảm tốc khi đi ngang các phương tiện này, có như vậy mới giảm thiểu được các rủi ro va chạm không mong muốn cho cả hai bên.
Xem thêm: Túi khí là gì? Vì sao cần phải có túi khí trong xe ô tô
Xem thêm: Túi khí là gì? Vì sao cần phải có túi khí trong xe ô tô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét